Cây Cảnh Đà Nẵng
Cây vả
Xuất hiện nhiều ở vùng núi Tây Bắc và miền Trung nước ta, cây vả là giống cây được nhiều người Việt Nam trồng để làm bóng mát và ăn quả.
Mã sản phẩm:

Liên hệ

Số lượng:
- +
Mô tả sản phẩm

Cây Vả - Loại cây quen thuộc và ưa thích của người Việt

Cây vả còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như sung Mỹ, sung tai voi, sung lá rộng. Đây là một giống cây đặc biệt khi mà hầu hết các bộ phận đều có thể sử dụng làm thuốc hoặc làm thực phẩm.

Cây Vả có nguồn gốc từ dãy Himalaya thuộc miền nam Trung Quốc và một số khu vực Âu Mỹ, Việt Nam. Cây có tên khoa học là Ficus auriculata, thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ sông suối hoặc vùng rừng nguyên sinh.

 

Cây vả trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam

1. Đặc điểm của cây Vả

Ở nước ta, cây Vả được xét vào nhóm cây ăn quả, được trồng ở khắp các miền Bắc Trung Nam với 4 giống vả chính là Vả muỗi, Vả mật, Vả Huế và Vả tây.

Cây vả có nhiều điểm tương đồng với cây Sung, trong đó có:

  • Thân cây: Cây vả thuộc giống cây thân gỗ, ăn quả, cây khi còn non có vỏ màu xám trắng, khi trưởng thành chuyển dần sang nâu nhạt. Đặc biệt có rất nhiều gân tròn bao quanh thân, chiều cao tự nhiên có thể lên tới 10 – 12m.
  • Lá cây: Lá cây vả có đặc trưng riêng biệt, phần cuống và thân lá dài, phần đầu bo góc hình trái tim, phiến lá tương đối to. Khi còn non có màu xanh nhạt chuyển dần sang xanh đậm khi lớn. Đồng thời cũng có những phần nổi trên mặt lá như cây sung.
  • Phần hoa: Hoa vả có thể mọc thành chùm từ phần gốc cho tới phần ngọn, màu sắc chính là màu trắng, có hình phễu. Mùa hoa nở vào tháng giêng, thường nở cùng lúc và tạo nên những chùm hoa trắng xóa, sau khoảng 1 tuần nở sẽ tàn và tạo thành quả non.
  • Quả vả: So với sung ta, quả vả có kích thước to hơn tương đối, hơi bẹt. Trung bình bán kính quả sẽ dao động từ 4 – 5cm, bề ngoài quả vả có lông tơ, khi non có màu xanh và chuyển dần sang màu đỏ khi chín, loại quả này có thể dùng để ăn trực tiếp cũng có thể làm thành các vị thuốc trong Đông Y.

2. Cây Vả có mấy loại?

Trước đây cây Vả được chia làm 4 loại chính là vả mật, vả nếp, vả muỗi và vả tây. Hiện nay có thêm sự xuất hiện của một vài giống cây vả mới lai tạo.

Cây vả rừng (Vả muỗi): sở dĩ có tên gọi này bởi trong phần ruột của quả có chứa nhiều bọ muỗi ở bên trong. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất cả nó so với các loại khác. Ngọn vả muỗi có màu đỏ, phần lá nhỏ và dài, quả có vị chát.

 

Vả – Wikipedia tiếng Việt

Cây vả muỗi hay còn gọi là vả rừng

Cây Vả nếp (Vả Huế): Là giống cây được sử dụng làm thực phẩm nhiều nhất vì quả nhỏ, ăn giòn, không quá chát. Đặc điểm chính để phân biệt vả Huế chính là phần quả có nhiều lông màu xanh, quả bè khi cắt ra phần ruột có màu phấn hồng, ít ra mủ.

 

Cây vả nếp hay còn gọi là cây vả Huế

Cây Vả mật: Một đặc trưng của giống vả mật chính là phần dịch nhầy giống mật ong chứa trong quả. Đặc điểm này không thể lẫn với bất cứ một loại vả nào khác. Về hình thái bên ngoài, quả vả mật có dáng thuôn hình trái lê, khi còn xanh có nhiều nhựa và quả xanh bóng, ít lông.

 

Cây vả mật có trái rất to

Cây Vả tây: Còn được gọi là sung ngọtsung Mỹ, đây là giống cây đem lại giá trị kinh tế cao nhất. Phiến lá to, thân cao từ 3 – 10m, quả to khi xanh có màu xanh đậm khi chín có màu nâu đỏ. Phần ruột khi chín cũng có màu nâu đỏ và ăn vào sẽ cảm nhận thấy vị ngọt rất rõ.

 

Vả tây hay còn gọi là sung Mỹ, sung ngọt

4. Giá trị dinh dưỡng của quả Vả

Theo nghiên cứu khoa học thành phần dinh dưỡng quả Vả, cứ 100 gram quả vả có chứa 3,3g protein, chất béo, đường, các nhóm vitamin B, C. Ngoài ra còn có một hàm lượng lớn chất khoáng, chất xơ, vi lượng, đồng, sắt, kẽm, mangan,... Đặc biệt là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

5. Công dụng và ý nghĩa của cây Vả

Nhờ những đặc điểm về hình thái, dinh dưỡng, cây Vả ngày nay được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có 3 công dụng chính là làm thực phẩm, tác dụng trong y học và trồng làm cây cảnh/cây bóng mát.

Sử dụng quả Vả làm thực phẩm

Quả vả được sử dụng để làm thực phẩm với hai cách dùng chính, khi quả xanh có thể dùng để chế biến thành các món ăn. Ngược lại khi quả vả chín có thể trực tiếp sử dụng như một loại trái cây, có vị ngọt hương thơm.

Một số món ăn được chế biến từ quả vả như muối xổi, trộn gỏi, kết hợp với sườn heo, móng giò,... Đồng thời cũng có thể thu hoạch và đem sấy khô hoặc làm thành mứt vả.

 

Quả vả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau

Tác dụng của quả Vả trong y học

Quả vả được sử dụng nhiều trong Đông y, đặc tính chính có vị chát nhưng lành tính. Nó có thể hỗ trợ điều trị tích cực các bệnh lý khác nhau như táo bón, tim mạch, cao huyết áp, xương khớp, thoái hóa,...

Đặc biệt nhờ hàm lượng chất xơ cao, ít năng lượng và giàu giá trị dinh dưỡng, quả vả được sử dụng cho những người có mục đích giảm cân. Cung cấp axit amin và hạn chế những tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Làm cây cảnh/cây bóng mát

Một tác dụng khác của cây vả chính là làm cây cảnh hoặc cây ăn quả. Khi làm cây cảnh nó được trồng trong vườn nhà hoặc trước cửa của các gia đình, tạo ra giá trị thẩm mỹ cũng như làm cho môi trường thêm trong lành.

Khi làm cây bóng mát, cây Vả được trồng chủ yếu tại những khu vực công cộng, điển hình như trường học, bệnh viện, công viên, quảng trường. Nhờ tán lá rộng, thân cao nên mang đến bóng mát cũng như không khí thoáng đãng cho các khu vực xung quanh.

6. Cây Vả trồng bao lâu có trái? Quả Vả có ăn được không?

Thời gian ra trái của cây Vả không cố định bởi còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì trong khoảng 2 – 3 năm cây sẽ bắt đầu cho ra những quả đầu tiên, nếu điều kiện và khí hậu không phù hợp, cây có thể sẽ ra trái muộn hơn thông thường. Tuổi thọ trung bình của giống cây này có thể kéo dài đến hơn chục năm nếu có điều kiện chăm sóc thích hợp.

 

Cây vả ra trái sau 2-3 năm trồng

Cây Vả là một giống cây ăn quả do đó quả vả hoàn toàn có thể sử dụng để ăn. Thậm chí còn có thể chế biến được rất nhiều các món ngon khác nhau từ loại quả này.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vả

Là giống cây có khả năng sinh trưởng ngoài tự nhiên rất tốt, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh. Tuy nhiên trong môi trường trồng bó hẹp hoặc trồng chậu, muốn cây Vả nhanh chóng phát triển và cho trái đều đặn, chỉ cần có phương pháp trồng và chăm sóc phù hợp.

  • Chọn giống: Bạn có thể sử dụng phương pháp chiết cành, giâm cành hoặc có thể sử dụng hạt giống để gieo. Nhưng cần đảm bảo giống cây đạt chất lượng tốt nhất cũng như có tỷ lệ phát triển cao.
  • Tưới nướcCây Vả mật là loại cây ưa những nơi ẩm ướt do đó nhu cầu nước của nó rất cao. Trong thời gian đầu chăm sóc, cần thường xuyên tưới nước, ít nhất là 1 lần/ngày. Vào mùa khô hạn có thể gia tăng tần suất.
  • Bón phân: Chăm chỉ bón phân giúp cây phát triển và nhanh chóng ra trái, bạn hãy sử dụng các loại phân hóa học, phân chuồng hay phân hữu cơ khoảng 3 -4 tháng/lần.
  • Cắt tỉa: Trong trường hợp cây phát triển quá nhanh bạn cũng có thể cắt tỉa bớt những cành cây hoặc tán lá thừa ra nhất là sau mỗi vụ quả. Nên cắt những cành cũ hoặc bị sâu bệnh là tốt nhất.

8. Cây Vả giống giá bao nhiêu và mua cây giống ở đâu?

Cây vả giống có nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào đơn vị cung cấp cũng như kích thước cây trồng, cây giống có mức giá trong khoảng từ 50.000 – 300.000 đồng tùy theo kích thước và chủng loại.

 

Địa chỉ bán cây vả tại Đà Nẵng

Công ty TNHH Cây Xanh Cảnh Quan Hoa Sen Việt

Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968

Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0968 796 968

​Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0968.796.968 (dự án).

Email: hoasenvietdn@gmail.com

Website: Hoa Sen Việt - Hoa Sen Việt Đẹp -  Hoa và Đá - Cây cảnh Đà Nẵng

Fanpage:  Công ty TNHH Cây Xanh Cảnh Quan Hoa Sen Việt.

Kênh youtube: Cây Và Hoa

Group Zalo giá sỉ :  https://zalo.me/g/wlhffd219

 

Đăng ký để nhận thông tin sớm nhất
Họ và tên
Số điện thoại
Email