Cây Cảnh Đà Nẵng
Cây vạn tuế - Cung cấp, trồng và chăm sóc Cây vạn tuế Đà Nẵng
Cây vạn tuế (Cycas revluta Thumb ) còn gọi là cây đuôi phượng, chuối chịu lửa, thuộc họ vạn tuế, chi Vạn tuế có nguồn gốc ở Phương Đông, Phúc Kiến, Phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Indonexia, Philippin…Là cây thân gỗ thường xanh, cao đến 5m, trồng chậu cao 1-2m. Thân thẳng to, ít nhánh, trên thân có nhiều vết sẽo của là, màu nâu sẫm, Lá kép lông chim; số lá có đến hàng trăm đôi, lá nhọn dài, cứng, mép uốn; trục gân lá dài 50-200cm, có cây mọc tốt lá dài đến 1-3m hai bên cuống lá có gai; lá vẩy nhỏ màu nâu, phủ đầy lông thảm thô.
Mã sản phẩm:

Liên hệ

Số lượng:
- +
Mô tả sản phẩm

Hoa hình cầu, đơn tính mọc ở đỉnh, đực cái khác cây. Hoa đực hình trứng mịc đơn giữa lá dinh dưỡng và vẩy lá và do nhiều lá bào tử nhỏ sắp xếp dạng xoắn ốc mà thành, dài 30cm, màu vàng sữa, có 3-5 nhị; Hoa cái do lá nhiều bào tử lớn dạng bán cầu tạo thành, hai bên cuống lá bào tử lớn móc 2-5 phôi, màu vàng nâu. Hạt dạng quả hạch, vỏ ngoài hạt chất thịt, vỏ giữa chất gỗ thường có 2-3 cạnh, vỏ trong chất màng.

 

Nếu nuôi trồng tốt cây trên 20 năm có thể liên tục ra hoa. Hoa nở vào tháng 5-8, hạt chín màu hoa đỏ tươi.

Cùng chi vạn tuế ta còn thấy có loài vạn tuế lá gai (C.rumphii) vạn tuế Vân Nam (C.siamensis).

Chậu trồng cây vạn tuế là loại cây ưa sáng hoàn toàn, ưa ấm và ẩm; tính thích ứng mạnh, đất sỏi có ít chất sắt là có thể mọc tốt. Chúng thường mọc trong rừng nhiệt đới ẩm và ấm hoặc bên khe suối, vùng ven núi sâu có rừng tự nhiên.

Cây vạn tuế đẹp, có tính kiên nhẫn, lá xanh tươi, chứa đầy sức sống, giàu tình cảm, là cây cảnh ở các nhà khách, hội trường lớn, cải thiện và làm và làm đẹp môi trường. Có thể làm chậu trồng cây cảnh đặt ở các quán cafe, quán trà. Lá cũng có thể cắm lọ phối cảnh với hoa. Tuy thân cây vạn tuế chúa nhiều tinh bột, cóc thể ăn. Lá non và vỏ ngoài hạt cũng có thể ăn. Lá bào tử lớn và hạt có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Phương pháp nhân giống.

Nhân giống cây vạn tuế có thể bằng cách gieo hạt, giâm củ và giâm chồi hút.

  1. Gieo hạt

Do vạn tuế có hoa đực cái khác cây, trong đám cây trồng hoa đực rất ít, lại nở sớm hơn hoa cái nửa tháng đến 1 tháng. Cho nên kỳ ra hoa không gặp nhau và là nguyên nhân không có hạt, vì vậy phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Nói chung vào cuối mùa xuân đầu mùa hè có hoa nở, mùa thu có hạt chín và thu hái, gieo trong năm, tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, nếu gieo vào năm sau chỉ đạt 20%. Trước lúc gieo phải ngâm nước ấm 50oC trong 12 giờ, đổ ra, gạt trải mỏng, sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha thêm 0,1% FeSO4 và KH2PO4 rồi bỏ vào tủ ấm giữ nhiệt độ 50oC ( hoặc đổ vào phích), sau 12 giờ đem ra gieo vào luống. Luống đất thường dùng là đất cát hoặc đất than bùn trộn cát hoặc cát sỏi bờ sông. Nếu nhiệt độ 25oC sau tháng 4 có thể này mầm. Sau 2 năm mọc được 2 lá có thể đem trồng.

cây cạn tuế dễ chăm sóc tuy nhiên cần phải lưu ý trong quá trình trồng cây

 

  1. Nhân giống bằng củ và chồi

+ Nhân giốn bằng giâm củ: khi cây vạn tuế trưởng thành cưa thân cây thành từng đoạn dài 15-20cm, tùy theo cây to hay nhỏ mà bổ ra 4 miếng, 6 miếng, 8 miếng, cão hết phần tủy, dùng Benlat 0,1% khử trùng, hong khô, phần củ dùng thuốc kích thích IBA ngâm 2 giờ. Đất nuôi phải là đất thịt hơi chua, trẹn đó rắc một lớp cát dày 20cm. Giữ cho đất cát có độ ẩm tương đối 60%, nhiệt độ trên 15oC . Như vậy sau 4 tháng sẽ ra rễ, sau 1 năm xuất hiện chồi hút, sau 1 năm rưỡi chồi hút có nhiều vẩy, Mỗi một miếng củ có thể mọc 1 hoặc nhiều củ con, thông thường sau 2 năm củ con sẽ mọc 1-2 lá. Cứ sau khi ra lá nếu có mẩy chồi hút, có thể cắt tách ra dem8 trồng ta sẽ được nhiều cây hơn. Khi giâm củ ta thường được 1 thân nhiều cây, đem trồng chậu ta sẽ có cây rất quý. Dùng cách này cần chú ý khử trùng, chọn đất sạch, cạo sạch tủy để tránh chuột, sâu, kiến ăn hại, tính chất vật lý đất kém, nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao đều không có lợi cho sinh trưởng cây con.

+ Nhân giống bằng giâm chồi hút: cây trưởng thành thường mọc chồi hút, hoặc cây già có vết thương thường mọc chồi hút. Vì vậy, muốn có nhiều chồi hút có thể cố ý gây nhiều vết thương. Chọn cây có đường kính 5cm, gốc trong lá vẩy đã mọc chồi hút 2cm (tốt nhất là chồi mọc rễ, không cắt chồi chưa thành thục), khi trời nắng lấy dao đã khử trùng cắt thân chồi, lập tức ngâm vào dung dịch vết thương, cắm vào luống giâm, phủ lên luống vật che phủ giữ ấm, sau 4 tháng nảy chồi, sau 1 năm mọc lá khi có lá thật là có thể đem trồng.

Khi trồng cây vạn tuế đà nẵng vào chậu, do cây mọc chậm  nên không cần chậu quá lớn, sau 2-3 năm thay chậu 1 lần. Đất chậu nên chõn đất thịt thoát nước. Nếu đất quá chặt có thể thêm ít sỏi và vụn sắt, tốt nhất trộn thêm vào phân tổng hợp để bón lót.

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Cây vạn tuế là cây ưa sáng, nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Chúng có tính chịu bóng nếu râm vừa phải cây sẽ xanh, có lợi cho sinh trưởng, nhưng để trong râm quá lâu lại không có lợi cho sinh trưởng. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng 1 tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho là mượt, trong kỳ sinh trưởng chậu cây vạn tuế nên cứ 3-5 ngày xoay chậu 180o , cho đến khi lá định hình, mà lá từ xanh nhạt chuyển sang xanh sẫm mới thôi.

Cây vạn tuế có tính chống chịu rét, ở miền Nam có thể để ngoài trời, nhưng cần chú ý đến độ ẩm, lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, nhưng mưa phùn hoặc mưa dầm mấy ngày, đất nén chặt, rễ dễ bị thối mà chết, Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn, nhưng để khô lâu cũng không có lợi cho sự sinh trưởng làm cho rễ bị héo. Trong mùa sinh trưởng nên bảo đảm cung cấp nước, khi cần thiết buổi sáng và buổi tối phun lên lá và ngọn một ít nước , đặc biệt phả bảo vệ lá non không có được để héo.

Nhu cầu phân bón của cây vạn tuế không lớn, do cây mọc chậm, chỉ cần bón đủ phân lót, khi bón thúc bảo đảm đủ phân lót, khi bón thúc bảo đủ phân P,K nhất là phân K, vì phân K có thể tham gia vào các hoạt động trao đổi chất trong cây là chất hóa của 10 loại enzym, làm cho lá xanh thêm, thân cây mọc dài hơn, tăng sức sống của cây. Tỷ lệ N, P, K là 1:1:2, đồng thời mỗi năm bón 1 lần FeSO4 0,5%. Đến mùa xuân có thể cắt bớt lá già để cây tăng sinh trưởng chiều cao. Muốn cây tiếp tục sinh trưởng sau khi hoa nở mấy ngày liền cắt bỏ để cho cây mọc chồi đỉnh;  nếu muốn có quả hạt thì thiến hành thụ phấn nhân tạo. Những vùng có sương muối phải giữ cho cây ở nhiệt độ trên 12oC, để cây sinh trưởng và phát triển.

Lá cây vạn tuế thường mọc trùng lên nhau, không khí không lưu thông hoặc nóng nực oi bức rất dễ bị rệp sáp và bệnh bồ hóng, phải kịp thời phun thuốc Rogor hoặc Monocrotophos hoặc Dichlorophos 0,1% để phòng trừ.

Thông tin liên hệ bán hàng

  • Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968

  • Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0905 593 968

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: hoasenvietdn@gmail.com

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

Đăng ký để nhận thông tin sớm nhất
Họ và tên
Số điện thoại
Email