Ngoài học hỏi cách trồng cây hồng giòn đúng kỹ thuật bạn cần phải chú ý đến kỹ thuật cắt tỉa cây hồng giòn. Bởi nếu chăm sóc hồng giòn đúng cách, cây sẽ phát triển tốt và nhanh cho thu hoạch đúng vụ.
Tiến hành kỹ thuật cắt tỉa cây hồng giòn
Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh.
Bước 1: Trong giai đoạn thiết kế cơ bản:
– Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp.
– Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2.
– Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân.
Bước 2: Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè.
– Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt.
– Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.
Bước 3: Cách tán hình phễu
Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau:
– Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn.
– Để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía.
– Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2.
– Giữ 4 – 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía.
– Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa.
– Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt. Duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt).
– Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài. Đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.
Bước 4: Lưu ý
Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý,
– Đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước. Ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống.
– Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau.
– Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.
Thu hoạch
Thu hoạch ở miền Bắc, hồng ngâm chín từ cuối tháng 8, 9, 10; hồng giấm chín vào tháng 10, 11, 12.
Hái đúng độ chín thì chất lượng quả tốt hơn, nên hái vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Quả hồng hái xuống dù đã chín ăn vẫn chát (trừ một vài giống). Vì trong dịch quả có chất tanin dưới dạng hòa tan. Sau khi khử chát, tanin vẫn ở trong quả nhưng chuyển sang dạng không hòa tan nên không cảm thấy chát nữa.
Có nhiều cách khử chát như:
– Ngâm hồng:
Dùng chum hoặc vại sành xếp quả hồng vào rồi đổ nước sạch ngập sâu 20cm,
Ngâm trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần.
Sau khi ngâm, vớt hồng ra rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt xung quanh quả,
Để ráo nước một ngày là ăn được.
Thông tin liên hệ
-
Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
-
Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng
-
Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).
- Email: hoasenvietdn@gmail.com
Nguồn: lamtho