1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây sứ Thái. Tuy nhiên, để đảm thẩm mỹ thì bạn nên trồng cây sứ thái trong chậu cảnh.
Lưu ý: Dưới đáy dụng cụ trồng phải đục lỗ để thoát nước.
Cây sứ Thái không quá kén đất trồng. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất nếu được trồng trên nền đất tơi xốp, giàu màn và thoát nước tốt.
Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ Thái như sau: Tro trấu hạt to (50%), bột dừa (20%), vỏ trấu sống (10%), vỏ đậu phộng (10%), và phân bò khô hoai nhuyễn (10%). Trộn đều hỗn hợp này cho vào bao ủ từ 7-15 ngày. Tỷ lệ chất trồng này có thể tăng giảm hoặc bỏ đi vỏ đậu phộng, phân bò, vỏ trấu, tuỳ vào điều kiện của từng vùng miền. Nhưng tỉ lệ phân bò không quá 10%.
2. Chọn giống và trồng cây
Sứ Thái thường được nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành và giâm cành.
Giâm cành: Lấy nhánh già của cây sứ đem phơi cho khô mủ sau đó đem trồng ở dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Tuy nhiên, phương pháp này có tốc độ nhân giống chậm, gốc sứ lại chậm phát triển, không lai tạo được các giống sứ mới.
Gieo hạt: Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước ấm từ 6-8 giờ, đồng thời loại bỏ những hạt lép. Dùng que tạo rãnh để gieo hạt, nên đặt hạt nằm ngang. Có thể gieo hạt trong khay ươm hay trong chậu nhựa, mỗi chậu có thể từ 1 - 2 hạt. Khi cây sứ con đạt chiều cao từ 4 - 5cm thì tách ra từng chậu nhỏ. Cho chất trồng vào khay ươm hay vào chậu, tưới cho ướt đẫm trước 1 ngày đêm.
Chiết cành: Chọn nhánh chiết phải đủ độ già, da ngả sang màu xám, khi cắt ra có nhựa trắng. Dùng dao bén và tiệt trùng xẻ một đường góc 45 độ theo hướng từ dưới lên, vết cắt chiếm 1/2 - 2/3 nhánh sứ. Dùng một miếng nhựa đặt vào để vết cắt không bị “khép” lại. Để như vậy từ 3-5 ngày cho khô nhựa. Sau đó dùng bột dừa, hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại. Có thể bổ sung thêm thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng đạt kết quả. Sau khoảng 30-40 ngày thì rễ bắt đầu nhú ra. Lúc này có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng.
3. Chăm sóc
Sứ Thái là loại cây rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước.
Cây sứ có nguồn gốc từ sa mạc, là cây chịu hạn và điều kiện khắc nghiệt tốt. Nếu thường xuyên bón phân cây sẽ phát triển liên tục và không ra hoa. Bạn có thể bón phân như sau:
+ Cây sứ mới trồng từ cành giâm - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10 - 15g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10 - 15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15 - 20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
+ Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20 - 30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20 - 30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn rồi cho đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.
Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn. Cắt thành nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn.
Thông tin liên hệ
-
Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
-
Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng
-
Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).
- Email: hoasenvietdn@gmail.com
Tổng hợp - Khoa học phát triển