Để tiến hành tạo dựng cây bonsai ôm đá, ta cần đến cây và đá. Chọn đá có hình dạng đẹp mà bạn ưng ý, lôi cuốn và có kích thước phù hợp. Chọn những cây khỏe mạnh và đặc biệt phải có hệ thống rễ rộng, dài, chắc. Trồng cây ngoài vườn khoảng 1 năm để cho rễ cây đủ độ dài.
Đá (loại đá Ibigawa Nhật Bản), cây trồng, dây nhựa dùng để ghép các cành, kéo, dao lõm, kéo tỉa cây, dao, đồ ngoạm rễ, chĩa, cát sạch.
– Khi cây đã có đủ rễ (dĩ nhiên lúc này rễ càng nhiều càng tốt), ta sẽ cắt bỏ những tán rễ không cần thiết và dùng tay lấy cát ra khỏi rọ che, dùng vòi nước rửa sạch, nhưng chú ý phải cẩn thận để không làm hỏng rễ.
– Tiếp theo, đặt cây lên trên tảng đá: Cố gắng không dồn rễ về cùng một phía vì cây bonsai ôm đá cần được nhìn và đánh giá từ mọi góc độ. Tìm những kẽ hở ở trên đá rồi đặt rễ vào, làm sao để cây bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể gối những rễ nhỏ, chưa phát triển vào với nhau.
– Kế tiếp là đặt rễ đúng chỗ: Mặc dù có khá nhiều phương pháp nhưng phương pháp sử dụng dây bằng nhựa là hữu hiệu và được cho là dễ dàng nhất. Một người giữ rễ vào đúng vị trí như đã định, một người sẽ quấn hơi chặt dây băng quanh đá, ngoại trừ phần đáy của đá – chỗ rễ này sẽ phải chìa ra, đâm vào trong đất.
– Khi rễ đã đặt vào đúng vị trí, ta bắt đầu phủ đất lên bên trên phần đá trong chậu, làm sao để khi nhìn vào không thầy đá nhưng vẫn thấy phần cuối của thân cây.
– Tưới nước cho cây: Mặc dù bây giờ rễ cây còn nhỏ và yếu nhưng tới đúng mùa thì rễ cây chắc chắn sẽ dày và nhiều hơn.
Sau khoảng 2 năm để cho rễ cây dày lên và bám chặt vào đá. Nếu cây trồng phát triển quá nhanh (hoặc chúng ta thiếu kiên nhẫn) thì thời gian cũng có thể lùi lại còn một năm.
Ngay khi bạn lấy cây từ trong chậu ra, ta phải bỏ đất đi rồi rửa cho sạch, để lộ rễ. Làm thật nhẹ tay để không làm hư rễ mới được hình thành.
Ở đây chúng ta sẽ thấy rễ cây được ôm vào đá bằng cách dùng dây ghép cây. Rễ dưới được phép lộ ra ở phần đáy của dây ghép. Ta có thể thấy cả ở những chỗ dây ghép bọc chưa chặt, rễ thoát ra ngoài, do đó yêu cầu là sẽ phải quấn khá chặt dây ghép.
Dùng kéo sắc cắt bỏ phần dây ghép, lưu ý là bạn đừng cắt phăng rễ đi nhé. Ở đây chúng ta thấy rõ phần rễ và đá được lộ ra. Sau giai đoạn khoảng hai năm, rễ cây đủ dài, dày và thật sự bám vào đá. Phần rễ này đã phát triển đáng kể và sẽ là “phần thân dưới” của bonsai khi được trồng vào đĩa gốm để trưng bày.
Nên chọn loại chậu gốm có màu nâu không tráng men hoặc màu xanh lá cây để trồng bonsai vì chúng sẽ tương đối hài hòa với màu lá.
Khi đã trồng vào chậu, cây bonsai ôm đá khá rậm rạp, vì thế bạn cần tỉa cành thường xuyên để làm tăng cấu trúc cành. Khi các cành đã phát triển khá đầy đủ, chúng ta xén lại để tạo hình. Cứ tiếp tục uốn nắn theo chủ đích của bạn cho đến khi đạt được hình dạng mong muốn.
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng
Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).
Nguồn: lamnong
Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp qua
HOTLINE :0916 700 968 Ms Na - 0968.796.968 Mr Thanh
Email : hoasenvietdn@gmail.com
Loại Lá Đắt Giá Từ Hương Vị đến Vị Thuốc Chữa Bá Bệnh
Khám phá cây chanh tứ quý - một loại lá đặc biệt kết hợp hương vị độc đáo trong nấu ăn và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời trong y...