Thư giới thiệu
Cây cảnh Hoa Sen Việt
Từ ngàn xưa, dẫu cuộc sống nghèo khó, cha ông ta cũng đã biết thưởng ngoạn vẻ đẹp "cây cảnh, cây xanh" món quà đặc biệt của thiên nhiên, sự tinh túy của đất trời, làm phong phú thêm vẻ đẹp tâm hồn của con người, đó là hương và sắc của ngàn hoa rực rỡ!
Ngày nay, nhịp sống hối hả có thể khiến nhiều người quên đi thú vui bình dị mà thanh tao, giản đơn mà cao quý ấy. " Có lẻ nào trên đường đời ..........ta vô tình để lạc mất yêu thương" Nhưng, cùng với sự thành đạt của mỗi người, sự tiến bộ của xã hội, hương sắc của hoa dần trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.
Vì vậy, Hoa Sen Việt chúng tôi được khai sinh nhằm mang đến cho quý khách hàng không gian sống hòa quyện vào màu xanh của hoa lá. Chúng tôi đáp ứng các công trình cây cảnh, cây xanh quy mô nhỏ mang tính chất nghệ thuật, thẩm mỹ cao như cảnh quan nhà biệt thự, hòn non bộ, tiểu cảnh bên cạnh đó chúng tôi có được kinh nghiệm quý báu và sự hiểu biết sâu sắc về các dự án cảnh quan đạt tiêu chuẩn quốc tế trong môi trường có tính chất đặc biệt, thay đổi nhanh chóng và đầy thử thách tại Việt Nam.
Tinh thần “ Hoa Sen Việt” của công ty chúng tôi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng. Kính mong được hợp tác cùng quý khách.
Trân trọng giữ gìn, chăm chút cảnh sắc thiên nhiên quanh ta, một gốc cây, một ngọn cỏ, một nhành hoa, một ngọn lá với nhận thức rằng “cây trồng đời này cho bóng đời khác” là nét văn hóa truyền thống tuyệt đẹp dạy con người biết hòa đồng với thiên nhiên, gắn bó với môi trường sống của chính mình.
"Cây cối, đó là sự sống, phải tôn trọng sự sống" - Lévi- Strauss
Quyết liệt chống lại, Lévi-Strauss nêu lên một triết lý: "Phải quan niệm con người một cách khác: đặt người khác trước tôi. Hơn thế nữa, trước cả những con người, phải đặt sự sống". Và thiên nhiên chính là sự sống. Theo ông: "Cây cối, đó là sự sống, phải tôn trọng sự sống".
Phương Tây phải tốn hai mươi thế kỷ để bắt đầu nhìn thấy những vấn đề vốn nằm sâu trong triết lý Phương Đông, đặc biệt là trong triết lý của Phật giáo. Ở đấy, tư tưởng về thiên nhiên, về loài vật, về chúng sinh, về sự sống hết sức quen thuộc với tâm hồn Việt Nam. Theo giáo sư Cao Huy Thuần, khái niệm "chúng sinh" trong đạo Phật rất rộng, con người cũng chỉ là một chúng sinh.
Kinh Phật dạy rằng: "Cây cỏ, đất đá, đồi núi, tất cả yếu tố của vũ trụ đều có Phật tính". Cho nên, tương thân, tương ái, tương kính với thiên nhiên, với chúng sinh là quan điểm xuyên suốt trong triết lý Phật giáo. Chính ở đây, ta hiểu được sự bắt gặp ở tầm cao và sâu của ý tưởng đã dẫn ra ở trên: "Trước cả những con người, phải đặt sự sống"của Lévi-Strauss, nhà khoa học lớn vừa tạ thế ở tuổi 101.
Hiểu để vỡ ra rằng, từ trong sâu thẳm triết lý của ông cha ta, vấn đề đó đã từng được đặt ra: "Năm 1126, vua xuống chiếu cấm nhân dân mùa xuân không được chặt cây" [Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tr.225]. ...Chặt cây cây cối trong mùa xuân là kết án tử hình sự sống! Chặt cây cối trong mùa xuân là kết án tử hình mùa xuân. Chưa bao giờ chân lý, thiện và mỹ được nâng cao lên đến mức ấy"4 . Từ xa xưa, ông cha ta , đã có những phương cách bảo vệ môi trường sinh thái thông qua sự cảm nhận từ lời mẹ dạy cho con, bà truyền cho cháu bằng lời ru, bằng cách ứng xử trong đời sống.
Sự cảm nhận ấy được truyền đạt một cách dung dị, mộc mạc để từ đó, "hồn dân tộc" như được hoà tan trong không khí để thở, trong dòng nước mát, trong mùi thơm của bát cơm gạo mới, vị ngọt của trái chín cây, mùi hương của hoa trong đêm... Đời này qua đời khác đã kết nối những cảm nhận ấy lại như một thứ "gien" di truyền chìm sâu trong tâm thức của con người sinh ra, hít thở khí trời, uống giòng nước mát, ăn bát cơm thơm trên đồng đất quê hương nước mình.
Trân trọng giữ gìn, chăm chút cảnh sắc thiên nhiên quanh ta, một gốc cây, một ngọn cỏ, một nhành hoa, một ngọn lá với nhận thức rằng "cây trồng đời này cho bóng đời khác" là nét văn hóa truyền thống tuyệt đẹp dạy con người biết hòa đồng với thiên nhiên, gắn bó với môi trường sống của chính mình. Để rồi, "Mỗi đêm, nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm" [ Trịnh Công Sơn].