Mục lục bài viết
Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cây mít
Cây mít công trình là cây có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn Độ, một địa điểm có nhiệt độ và lương mưa tương tự như tại vùng miền nam thuộc Việt Nam. Sau thì được đem đi trồng tại nhiều nước khác nhau như: Thái Lan, Bănglađét, Philippines… Cho đến năm 1992 thì cây mít đã được lựa chọn là cây ăn quả ngon và được các nhà nghiên cứu cây trồng phát triển và lai tạo thành nhiều giống mới.
Cây mít là cây thân gỗ, được trồng nhiều ở đất nước Việt Nam, mít có tuổi thọ rất cao, gỗ của cây mít là một loại gỗ quý, rễ của cây mít ăn rất sâu vào lòng đất, nên cây thường chịu hạn tốt, cây không cần tưới nhiều nước nên thường được trồng ở nơi có lượng mưa khoảng 1.000 mm trở lên.
Cây mít cho chiều cao từ 8 đến 15 m, cây sẽ cho ra quả sau khi trồng được 3 năm. Quả mít có hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào mỗi loại mít khác nhau. Thân của mít hơi nhẵn và có màu nâu đen, Mít không có hoa mà tại thân thường mọc ra những quả con người ta thường gọi đó là dái mít. Lá của cây mít to như lá cây đa, cứng và dày.
Một quả có nhiều múi mít và nhiều hạt. thịt của quả có màu vàng, thơm và ngon. Múi trơn có hình oval.
Tác dụng của cây mít công trình
Cây mít công trình, hay còn gọi là cây mít, là một loại cây xanh lớn thường được sử dụng trong các công trình cảnh quan và phát triển đô thị. Dưới đây là một số tác dụng chính của cây mít công trình:
- Tạo bóng mát: Với tán lá rộng và dày, cây mít cung cấp bóng mát cho các khu vực công cộng như công viên, khuôn viên trường học, và các khu đô thị. Điều này giúp giảm nhiệt độ và cải thiện môi trường sống, tạo cảm giác dễ chịu cho người dân.
- Làm sạch không khí: Cây mít hấp thụ CO2 và các khí độc hại, đồng thời cung cấp oxy, góp phần làm trong lành không khí trong các khu vực đô thị và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Chống xói mòn đất: Hệ thống rễ cây mít phát triển mạnh, giúp cố định đất và chống lại xói mòn, đặc biệt trong các khu vực đất đồi hoặc ven sông.
- Tạo cảnh quan thẩm mỹ: Với thân cây to khỏe, tán lá xanh mướt và quả mít có màu sắc bắt mắt, cây mít không chỉ tạo điểm nhấn cho các công trình cảnh quan mà còn mang lại nét đẹp thiên nhiên gần gũi.
- Cung cấp thực phẩm: Quả mít không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Điều này có thể làm tăng thêm giá trị của các công trình cảnh quan sử dụng cây mít.
- Phong thủy và văn hóa: Cây mít có ý nghĩa phong thủy, biểu tượng cho sự sung túc, thịnh vượng, và no đủ. Trồng cây mít trong các công trình cũng mang đến ý nghĩa tốt lành và may mắn.
Những lợi ích này làm cho cây mít trở thành lựa chọn phổ biến trong việc trồng cây xanh cho các công trình xây dựng, khu đô thị và không gian công cộng.
Phương pháp trồng cây mít
Chọn đất trồng cao, không bị úng nước, tiến hành đào hốc sâu khoảng 40 x 40 x 40 tùy theo từng kích thước của cây. Đặt cây trồng và đắp mô cao.
Đất dốc khoảng 5 – 7%.
Đối với cây bầu cần cắt phần đáy bầu để thông rễ và nước, rút nhẹ túi bầu không để vỡ bầu, đặt nhẹ cây xuống hố, đặt ngay cây và dùng đất mùn cố định và giữ ẩm cho cây. Khi cây mọc cao cần cắm thêm cọc để cố định cho cây khỏi bị đổ.
Cây mít có thê trồng bằng hạt hay chiết cành, giâm rễ, giâm cảnh, cây ghép và cây nuôi cấy mô.
Thời vụ trồng cây thích hợp nhất đó là vào mùa mưa: tháng 5 – tháng 7 dương lịch.
Mật độ trồng cây: cây và hàng cách nhau khoảng 5 – 6 m. 1 hecta trồng được khoảng 210 – 300 cây. Đối với những nơi đất cằn cỗi thì cần được cải tạo, đất tốt thì trồng thưa cây vì cây phát triển nhanh tán tốt, đất xấu thì trồng dày vì cây sinh trưởng chậm và không cho tán rộng.
– Chọn cây để ghép: Chọn cây có gốc lớn hơn 0.8 cm, có chiều cao từ 35 cm trở lên. Chọn cây trồng được khoảng 5 – 6 tháng để ghép, có thể ghép bằng phương pháp ghép áp, ghép kiểu cửa sổ. Với phương pháp này cho tỉ lệ thành công là rất cao. Tiền hàng ghép vào vụ xuân tháng 3, 4. Vụ thu là tháng 8, 9.
– Đối với các cây con: trước khi đưa ra trồng phải ngừng bón phân trước 2 tuần lễ, để làm cho cây không bị chột do tốt quá hay do quá tuổi. đồng thời giảm chế độ tưới nước và tiến hành xịt rày, các bệnh về nấm cho cây.
– Đối với phương pháp giâm rễ hay giâm cành: chọn rẽ và cành bánh tẻ có lá ổn định cắt thành từng đoạn dài khoảng 20 cm, sau đó nhúng đoạn cành vào một dung dịch thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng cành sâu khoảng 15 cm. chừa lại hở phần ngọn khoảng 3 cm, dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm.au khi tiến hành giâm thì thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây cho đến khi chồi mọc cao 10 cm thì đem giâm vào trong bầu, chăm sóc thêm một thời gian ngắn nữa có thể đem cây ra ngoài để trồng.
– Phương pháp chiết cành: Chọn cành mít già không sâu bệnh, dùng dao nhọn sắc khoanh 2 đường cách nhau khoảng 5 cm, sau đó dùng vải sạch lau kỹ phần vừa cắt để khô nhựa khoảng 2 đến 3 ngày rồi bó bầu như chiết các loại cây ăn quả khác.
Cách chăm sóc cây mít
– Muốn cây mít cho năng suất cao, các bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý đặc biệt là phải trồng ở nơi có đất tốt, nhiều mùn, giun, dế cây sẽ ra rất sai quả.
– Sau khi trồng xong cần tiến hành tưới nước 2 lần/ ngày.
– Khi cây cao khoảng 1m là có thể tiến hành tỉa cảnh cho cây.
– Tiếng hành làm cỏ cho cây để cây không bị cỏ lấn áp ăn hết dinh dưỡng của cây.
– Sau mỗi lần thu hoạch quả cần phải cắt tỉa vợi cảnh cây tán lá rậm rạp để tập trung dinh dưỡng để cây có thể phục vụ cho vụ sau.
– Tưới bổ sung phân cho cây nhất đặc biệt là những cây cho nhiều quả, theo chu kỳ của từng năm phát triển cây như: Năm nhất bón phân vào cuối mùa mưa, năm 2 đầu mùa mưa, năm 3 cũng đầu mùa mưa. Sang năm thứ 4 cây cho quả thì tiến hành bón cây sau khi đã thu hoạch quả.
– Cần bón phân tỷ lệ 2.3.3 20kg phân lân NPK + 30kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng.
– Cây mít rất ít sâu bệnh nên chỉ cần chú ý và có chế độ chăm sóc hợp lý thì cây sẽ không bị những bệnh rầy hay nấm.
Địa điểm bán cây mít công trình ở Đà Nẵng
-
Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ – Cẩm Lệ – TP. Đà Nẵng – ĐT: 0916 700 968
-
Cơ sở 2: Lô 260-290 Võ Chí Công – Hòa Quý – TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) – ĐT: 0905 593 968
-
Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 – 0986.604.968 (bán sỉ và lẻ) hoặc 0905.593.968 – 0931.916.968 – 0901.130.968 (dự án).
- Email: [email protected]
HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT
NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN