Cây Cảnh Đà Nẵng
Tùng la hán - Cung cấp, trồng và chăm sóc Tùng la hán Đà Nẵng
Tùng La Hán là cây thân mộc, có thể chị hạn tốt, thích nhiệt độ nóng ẩm (nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là trong khoảng từ 18-25oC), tuy nhiên Tùng La Hán là loài cây chịu lạnh kém. Cây có chiều cao trung bình từ 7-10m, tối đa là 20m, cành nhánh nhiều, tán lá rộng.
Mã sản phẩm:

Liên hệ

Số lượng:
- +
Mô tả sản phẩm

1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Cây la hán hay còn gọi là tùng vạn niên là cây thân gỗ nhỏ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 5-7 m với đặc điểm là gỗ dẻo, dễ uốn và do đó có thể tạo dáng, tạo thế cho cây rất dễ dàng. Cây có đặc điểm là phần cành khỏe và nhiều với các cành phân ngang.

Tuổi thọ khá cao nên tùng la hán cũng được xếp vào cây thường xanh không rụng lá vào mùa đông.

Cây có tên gọi khác là sam la hán, sam đất. Thuộc dòng tùng la hán, họ la hán. Có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Ở Nhật Bản, Việt Nam cũng trồng khá nhiều. Vỏ cây màu xám nâu, lá mỏng, nhiều cành nhỏ, tán cây hình noãn, lá cây hình kim to bản và hình xoắn ốc xen lẫn với nhau, đầu lá nhọn hoắt hoặc hơi nhọn, đường gân lá ở giữa nổi rõ, mặt trên lá có màu xanh đậm và bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn.

Cây lớn ra hoa là các nón và có thể hình thành quả và hạt, song cây cũng dễ dàng nhân giống vô tính bằng các đoạn thân, cành.

2. Nguồn gốc và yếu tố ngoại cảnh

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Cùng họ với tùng la hán còn có tùng lá tre, kim giao, thông nàng cũng được trồng làm cảnh. Mặc dù được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau do khả năng thích nghi với nhiều điều kiện ngoại cảnh nhưng tùng la hán phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu ôn hòa, có mùa hè không quá nóng. Tùng chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng.

Về ánh sáng, tùng la hán có thể chịu bóng và có thể đặt được trong điều kiện ánh sáng yếu lâu dài. Khi đó cây có xu thế vươn dài thân cành, khả năng phân cành yếu và khoảng cách giữa các lá rộng, do đó nhìn tán cây thưa và không đẹp.

3. Kỹ thuật nhân giống

Tùng la hán nhân giống chủ yếu bằng con đường vô tính từ các đoạn cành giâm hay chiết. Nếu chiết người ta thường hay chọn các cành đã hóa gỗ có đường kính 0,4-0,5 cm để khoanh vỏ chiết vào mùa xuân và sau 2-2,5 tháng là có thể cắt rễ đem trồng.

Nếu giâm cành thì tiến hành vào đầu mùa xuân vào tháng 2-3 hàng năm.

Chọn các cành đã có vỏ xanh đậm, lá ổn định, không có lá non hoặc lộc mới ra, cắt các cành này cùng với ngọn có chiều dài 10-15 cm và nói chung chỉ sử dụng các ngọn của cành để làm cành giâm để cây con sau này có khả năng sinh trưởng khỏe và có thân chính. Dùng các chất kích thích ra rễ để xử lý ở gốc cành giâm và tiến hành giâm trên nền tốt thì sau 1-1,5 tháng cành giâm ra rễ và sau 2-3 tuần tiếp có thể đánh chuyển ra ngôi trên luống đất ở vườn giâm. Mùa thu dùng những cành cây non khỏe mạnh, sau khi cành non sống cần phải che nắng và tốt nhất nên phủ nilong để chống lạnh.

Tùng la hán có thể nhân giống từ hạt của quả nhưng ít khi áp dụng cách này do những khó khăn khi thu hoạch hạt.

4. Kỹ thuật trồng

Đất trồng la hán nên chọn đất có thành phần cơ giới hơi nặng, tốt nhất là đất bùn ao phơi khô đập nhỏ để trồng. Không chọn các thành phần cơ giới quá nhẹ.

Khi cây con trong vườn nhân giống đạt chiều cao 0,4-0,5 m là có thể bứng đem trồng ở bồn, chậu hoặc luống đất tạo dáng, thế. Trồng cây con có bầu đất và kỹ thuật trồng giống các loại cây cảnh khác song cần chú ý khi đánh bứng cây con trong vườn đi trồng chỉ khi các lá đã ổn định, không có nhiều lá hoặc lộc non mới ra.

Sau khi trồng tưới giữ ẩm cho đất và khi cây bén rễ thì tiến hành tưới thúc cho cây nhanh lớn, ra nhiều cành và giữ bộ lá xanh đậm.

5. Chăm sóc cho cây

Tùng la hán có đặc tính mẫn cảm với phân bón. Cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành. Cành dẻo dễ uốn tạo dáng hoặc thế nhưng sự sinh trưởng của thân và gốc chậm nên cần chú ý cắt lá, tỉa cành trên tán sao cho cây phát triển hợp lý để nuôi thân.

Tóm tắt cách chăm sóc

- Ánh sáng: là loại cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng tốt trong bóng râm.

- Nước: ưa nước, nhưng không chịu được úng nước, sau khi trồng nên tưới đủ nước, trong thời gian sinh trưởng phải luôn giữ cho đất trồng ẩm ướt. Mùa hè phải thường xuyên phun nước lên mặt lá để giữ cho lá luôn có màu xanh tươi và sinh trưởng tốt.

- Đất: ưa đất tơi xốp, phì nhiêu và có khả năng thóat nước tốt.

- Phân bón: ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa.

- Nhiệt độ: ưa ấm áp, chịu lạnh kém.

Không gian trưng bày thích hợp và ý nghĩa loài cây

Thế cây thanh nhã, có màu xanh biếc rất bắt mắt, tràn trề sự sống, cây 4 mùa xanh tươi, tạo cảm giác mạnh mẽ, cao quý. Thích hợp với việc trưng bày trong các phòng có không gian lớn, nếu bày kết hợp với các khối đá cảnh sẽ tạo cảm giác nho nhã hơn. Tuổi thọ của cây tùng la hán khá dài, nếu như chăm sóc đúng cách cây có thể trải qua hàng trăm năm vẫn giữ được vẻ đẹp, trở thành chậu cảnh tuyệt đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Loài cây mang ý nghĩa chúc khỏe mạnh và trường thọ.

 

Phòng chống bệnh thường gặp

Bệnh đốm lá, bệnh nhện đỏ, rệp sáp đỏ, trùng vỏ cứng: vào tháng 5 có thể phun dung dịch Bodeaux 0,5 đến 1% để chữa bệnh đốm lá. Các loại sâu có hại chủ yếu có nhện đỏ, rệp sáp đỏ, trùng vỏ cứng, hoặc có thể dùng dung dịch Dimethoate pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500. Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, đặc biệt phải chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh.

 

Thông tin liên hệ bán hàng

  • Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968

  • Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0905 593 968

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: hoasenvietdn@gmail.com

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

Đăng ký để nhận thông tin sớm nhất
Họ và tên
Số điện thoại
Email